KQBD: Tìm Hiểu Giải Bóng Đá Vô địch Quốc gia Việt Nam 

Giải bóng đá hạng nhất Việt Nam đang ngày càng cuốn hút, giải đấu này đang được sự quan tâm lớn của người hâm mộ trong nước và khu vực. Vì thế mà các vấn đề về thưởng phạt, quy định giải đấu đang được anh em tìm hiểu rất nhiều. Vậy hãy cùng KQBD tìm hiểu về giải đấu hấp dẫn này nhé!

Giải thưởng các đội bóng xuất sắc tại V.Leauage

Để vinh danh các câu lạc bộ và đội bóng xuất sắc trong mùa giải, VPF đã tổ chức 2 hình thức giải thưởng là: giải thưởng tháng và giải thưởng chung cuộc. 

Giải thưởng tháng

Vào mỗi tháng, V.League sẽ tổ chức trao giải cho đội bóng, cầu thủ, huấn luyện viên xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất. Trong đó giải thưởng về đội bóng, cầu thủ xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất do các phóng viên bình chọn. Giải thưởng còn lại do huấn luyện viên bình chọn.

Những đề cử đứng đầu bảng bình chọn sẽ giành được những kỷ niệm chương danh dự. Đây được coi là giải thưởng nhằm tuyên dương và nêu cao tinh thần bóng đá của các câu lạc bộ tham gia.

Giải thưởng chung cuộc

Sau mỗi mùa giải kết thúc, V.League sẽ tiến hành trao các danh hiệu và giải thưởng cho những cá thể, tập thể giành thành tích cao nhất tại 3 giải đấu quan trọng nhất của hệ thống thi đấu gồm VFF – V.League, hạng Nhất và sau cùng là Cúp Quốc gia.

Những thành phần được trao tặng sẽ bao gồm đội bóng, cầu thủ, câu lạc bộ, huấn luyện viên và trọng tài xuất sắc nhất của mùa giải. Bắt đầu từ năm 2019, các giải thưởng này sẽ được vinh danh tại Gala tổng kết các giải bóng đá chuyên nghiệp được VPF tổ chức cuối năm.

Đội bóng đạt nhiều thành tích nhất tại V.League

Trong BXH bóng đá của V.League, 2 đội đạt nhiều giải vô địch nhất phải kể đến đội Hà Nội FC và Thể Công khi cả 2 đội đều đã đem về 5 giải vô địch cho câu lạc bộ. 

Khi xét trên phương diện bảng xếp hạng huy chương,thì Hà Nội FC có phần nhỉnh hơn khi có 4 lần giành giải Á quân trong khi Thể Công mới giành được 3 lần.

Đứng sau 2 đội trên là Becamex Bình Dương và Cảng Sài Gòn là 2 đội cùng giành được 4 lần vô địch V.League. Tiếp đến là Sông Lam Nghệ An và SHB Đà Nẵng đã có 3 lần vô địch. Và HAGL, Đồng Tâm Long An và Đồng Tháp cũng giành được 2 lần giành chức vô địch.

Các đội bóng giành được 1 lần giải vô địch là những đội sau: Tổng Cục Đường Sắt, Hải Quan, Nam Định, Công An Hà Nội, Công An TP HCM, Quảng Nam.

Một số quy định về cầu thủ ngoại và cầu thủ nhập tịch

Giải V.League chính thức cho phép cầu thủ ngoại tham gia thi đấu từ năm 2000. Hiện nay các câu lạc bộ được phép đăng ký 1 cầu thủ nhập tịch, 3 cầu thủ ngoại và còn lại là cầu thủ nội (cầu thủ là người Việt Nam). 

Đối với các giải châu lục thì mỗi một đội tham gia có thể đăng ký thêm 1 cầu thủ ngoại nhưng phải thuộc quốc tịch Châu Á. 

Trong trường hợp đội bóng bị loại khỏi giải châu lục ở giai đoạn 1 thì khi đến giai đoạn 2 số lượng cầu thủ ngoại và cầu thủ nhập tịch sẽ được áp dụng như những đội không tham gia. 

Các nhà tài trợ của giải đấu V.League 

Từ mùa giải 2000–01, ngoài tên của mình giải vô địch còn gắn thêm tên hoặc logo của nhà tài trợ chính như Strata-Công ty tiếp thị thể thao là nhà tài trợ đầu tiên của giải thi đấu này. 

Sau Strata, Công ty nước giải khát Pepsico Việt Nam đã đổi tên giải là Sting V.League. Do Sting là sản phẩm mới chuẩn bị ra mắt của công ty. Tuy nhiên, nhà tài trợ chính thức là Công ty Cổ phần Kinh Đô. 

Dù được công ty tài trợ nhưng mùa giải này tiền thưởng của giải vô địch giảm đi một nửa so với mùa giải trước, số tiền còn 250 triệu đồng. Và đến năm 2004, tên giải đã được đổi thành Kinh Đô V.League do đã được nhận 8 tỷ đồng tài trợ từ Công ty Cổ phần Kinh Đô. 

Và nhà tài trợ lâu nhất trong mùa giải là Công ty Dầu Khí quốc gia Việt Nam. Vì vậy, tên mùa giải được đổi là Petro Vietnam Gas V.League gắn liền với 4 mùa giải với tiền thưởng ổn định. Đây có thể nói là một trong những nhà tài trợ đầu tư cho giải bóng rất nhiều.

Sau Công ty Dầu Khí quốc gia Việt Nam, là nhà tài trợ Eximbank-là đơn vị đầu tư nhiều tiền nhất trong lịch sử V.League. Đặc biệt năm 2014 giá trị tiền thưởng mà nhà tài trợ này đầu tư đã lên tới 40 tỷ đồng. Và còn rất nhiều nhà tài trợ sau năm 2014 như: Toyota, Nutifood, Masan. 

Và đến giai đoạn năm 2020-2023, Tập đoàn LS Holdings là nhà tài trợ chính cho 2 giải bóng đá lớn V.League 1 và V.League 2. Tuy nhiên, do đại dịch Covid mà hợp đồng phải huỷ sớm hơn dự kiến từ năm 2021.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã ký hợp đồng tài trợ cho mùa giải trong 3 năm liên tiếp kể từ năm 2021 và đổi tên mùa giải thành Night Wolf V.League 1.

Bài viết của chúng tôi là những chia sẻ về giải bóng này từ lịch sử hình thành đến thể thức thi đấu, các giải thưởng, nhà tài trợ,…đều được chúng tôi trình bày chi tiết. Hy vọng những thông tin đã sẽ giúp ích cho bạn. 

Viết một bình luận